Cách kiểm tra Driver trên Win 10 đơn giản nhất

cach-kiem-tra-driver

Bạn là người mới sử dụng hệ điều hành win 10. Bạn muốn tìm hiểu xem máy tính của mình đã đủ driver chưa. Bài viết dưới đây Techcare Đà Nẵng sẽ giới thiệu các bạn cách kiểm tra Driver trên Win 10 đơn giản nhất. Hãy cùng theo dõi nhé.

Xem ngay:

Cài đặt driver wifi cho Laptop HP

Cách tải download driver card màn hình Asus

1. Cách kiểm tra Driver trên Win 10

Sau khi cài hệ điều hành windows hoặc cài một số phần mềm nào đó, để có thể đảm bảo máy tính laptop hoạt động ổn định các bạn nên kiểm tra những driver trên máy tính có đang đầy đủ hay không.

Cách kiểm tra như sau:

Bước 1: Trước tiên truy cập vào Device Manager, các bạn có thể thực hiện theo các cách sau:

Nhấp chuột phải vào mục This PC sau đó chọn vào Manage, từ danh mục phía bên trái nhấn chọn vào Device Manager.

Nhấp chuột phải vào mục This PC -> Manage -> Device Manager

Nhấn vào tổ hợp phím Windows + X rồi sau đó chọn vào Device Manager từ danh sách hiện ra.

Nhấn vào tổ hợp phím Windows + R để mở công cụ Run, sau đó nhập lệnh devmgmt.msc và nhấn vào OK để mở Device Manager.

Bước 2: Khi cửa sổ mới xuất hiện, các bạn sẽ thấy danh sách những driver cần thiết trên máy tính laptop như âm thanh, thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím, màn hình, máy in, mạng LAN, wifi…

Sẽ thấy danh sách những driver cần thiết trên máy tính laptop

Nếu như danh sách hiển thị đầy đủ và không có gì bất thường có nghĩa là máy tính laptop của các bạn đã được cài đặt đầy đủ driver. Nếu ở mục nào hiển thị dấu chấm than màu vàng hay dấu x đỏ có nghĩa là mục đó đang thiếu hay có driver nhưng không tương thích.

Các bạn cũng có thể kiểm tra driver trên Win 10 nhanh bằng cách nhấn chuột phải vào mục trên cùng và tiếp đến chọn vào Scan for hardware changes.

Chọn vào Scan for hardware changes

Nếu mục nào có hiển thị dấu chấm than hay dấu x đỏ, các bạn có thể chọn vào mục đó, nhấn chuột phải chọn vào Uninstall device, tiếp tục lặp lại Scan for hardware changes để có thể cài lại driver mới phù hợp hơn.

Nhấn chuột phải chọn vào Uninstall device -> Scan for hardware changes

Tuy vậy vẫn có các driver không được hiển thị ở đây, lúc này các bạn cần các ách thủ công hơn để cài driver cho Win 10.

2. Cách cập nhật driver win 10

  • Cách cập nhật driver Win 10 bằng phần mềm

Có khá nhiều phần mềm hỗ trợ cho các bạn trong việc tìm kiếm và cài driver cho Win 10. Nhiệm vụ của chúng đó là quét máy tính, cũng như kiểm tra xem driver nào trên máy tính còn thiếu hoặc đã cũ để sau đó tiến hành tải về những bản thay thế.

Những phần mềm cài driver cho win 10 được ưa chuộng nhất hiện nay có thể kể tới như Driver Easy, DriverPack Solution, DriverMax.

Cách cập nhật driver Win 10 bằng phần mềm

Bạn nhấn vào đường dẫn để có thể tải về và cách sử dụng không khó lắm đâu.

Hơn nữa trong bộ cài và những bản cập nhật hệ điều hành Windows 10 luôn được kèm theo những bản cài driver.

Đôi khi bản hệ điều hành Win 10 hiện tại bị lỗi cũng như thiếu driver, các bạn có thể khắc phục dễ dàng bằng cách cập nhật Windows 10 lên phiên bản mới nhất.

Để thực hiện các bạn nhấn vào tổ hợp phím Windows + I để mở Settings, rồi sau đó nhấn chọn vào mục Update & Security.

Nhấn chọn vào mục Update & Security

Tiếp đến các bạn chọn vào Windows Update ở danh mục bên trái, ngay từ màn hình phía bên phải các bạn nhấn vào mục Check for update để kiểm tra cũng như tiến hành cập nhật Windows.

Nhấn vào mục Check for update để kiểm tra cũng như tiến hành cập nhật Windows

Tại mục View update history, các bạn có thể xem thông tin chi tiết của các bản update đã cài đặt và những thành phần bên trong.

Ngoài ra việc update còn giúp máy tính của các bạn khắc phục một số lỗi còn tồn đọng trên hệ điều hành windows. Do đó việc này rất cần thiết.

  • Cài driver Win 10 bằng cách tải từ trang web của hãng

Nếu các bạn đang sử dụng những dòng laptop từ hãng thì cũng có thể truy cập vào các trang web support của hãng và tải về những bản cài driver tương ứng. Bạn nhớ phải chọn đúng tên dòng máy tính laptop và hệ điều hành mình đang dùng là 32-bit hay 64-bit nhé.

Cài driver Win 10 bằng cách tải từ trang web của hãng

Trên laptop thì việc xác định dòng máy tính khá đơn giản. Nhưng trên máy tính để bàn, đặc biệt không phải là máy bộ thì các bạn phải mở case máy và sau đó thực hiện xem tên mainboard. Tiếp đến tìm kiếm trên mạng để có thể tải về driver trùng với mainboard đó.

  • Cài driver cho Win 10 thủ công

Mỗi driver luôn có một đoạn mã đi kèm, do đó để cài đúng loại các bạn có thể tìm đoạn mã này bằng cách tìm kiếm trên Google. Có rất nhiều trang web cung cấp driver, các bạn chỉ cần tìm file tải có đoạn mã tương ứng với thông tin trên máy tính laptop là được.

Trước tiên từ cửa sổ Device Manager các bạn nhấn chuột phải vào ứng dụng mà mình muốn cài lại driver và sau đó chọn vào Properties.

Chọn vào Properties

Chuyển qua tab Events và tiếp tục copy đoạn mã in hoa như ở trong hình. Tiếp theo đưa lên tìm kiếm trên Google.

Chuyển qua tab Events và tiếp tục copy đoạn mã in hoa

Một trong những trang web cung cấp driver theo mã rất đầy đủ đó là driveridentifier.com, các bạn có thể truy cập vào trang web này để tải về, rất đơn giản.

Một trong những trang web cung cấp driver theo mã rất đầy đủ

Với những gì Techcare Đà Nẵng vừa chia sẻ về cách kiểm tra driver trên Win 10 cũng như cập nhật driver nhanh chóng. Hy vọng với những thông tin này các bạn có thể dễ dàng kiểm tra và thực hiện nếu máy tính của mình thiếu driver nào. Chúc các bạn thực hiện thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Messenger Techcare Zalo Techcare Gọi trực tiếp

Main Menu