Nếu bạn đã sử dụng máy tính được một thời gian rồi thì hẳn là bạn cũng đã tìm hiểu đến bộ nhớ của laptop. Vậy bạn đã biết bộ nhớ chính bộ nhớ trong bao gồm những thành phần nào chưa?

Việc hiểu rõ về bộ nhớ trong máy tính cũng là một điều cần thiết, bởi đây là nơi quyết định hầu hết các hoạt động của người dùng trên máy tính. Bài viết này Techcare sẽ giúp bạn tìm hiểu tất tần tật thông tin xoay quanh vấn đề này nhé!

Giới thiệu tổng quan ngắn gọn về bộ nhớ chính bộ nhớ trong

Bộ nhớ trong hay còn được gọi là Internal memory (bộ nhớ chính) được biết đến là một thành phần vật lý vô cùng quan trọng nằm trong máy tính. Thành phần này rất quan trọng, giúp lưu trữ và xử lý được tất cả các chương trình hoặc những ứng dụng đang hoạt động trên laptop của bạn.

Bộ nhớ trong không thể tách rời được khỏi máy tính, giúp bạn có thể dễ dàng truy cập từ hệ thống mà không cần dùng đến bất kỳ thiết bị hỗ trợ nào. Khi nhắc đến bộ nhớ trong thì người dùng thường đề cập đến bộ nhớ RAM và ROM.

Thành phần của bộ trong này còn có gì khác nữa không? Hay bộ nhớ chỉ có RAM và ROM, hãy cùng chuyển sang phần tiếp theo nhé!

Các thành phần của bộ nhớ chính bộ nhớ trong bao gồm những gì?

Nếu bạn đang thắc mắc không biết là bộ nhớ chính bao gồm những gì? Chức năng của mỗi thành phần này là gì? Hãy để Techcare bật mí cho bạn ngay sau đây:

Random Access Memory (RAM)

Đây là một trong 3 thành phần chủ chốt của bộ nhớ trong, RAM còn có tên gọi khác là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Bộ nhớ này giúp lưu trữ dữ liệu tạm thời của những chương trình đang hoạt động để bộ xử lý có thể nhanh chóng truy xuất và xử lý dữ liệu.

Điều đặc biệt ở đây là dù cho dữ liệu được lưu trên bất kỳ ô nhớ nào của RAM thì hệ thống của máy vẫn có thể truy cập tự do với tốc độ là như nhau. Tuy nhiên, đây là một bộ nhớ mang tính chất tạm thời, thế nên khi bạn tắt máy, tất cả dữ liệu trong RAM sẽ bị xóa sạch.

bo-nho-chinh-bo-nho-trong-bao-gom-nhung-gi

Khi người dùng mở bất kỳ ứng dụng nào trên máy thì bộ vi xử lý giúp bạn truy xuất dữ liệu từ ổ đĩa cứng và sẽ được lưu tạm thời trên RAM, bởi những ứng dụng chương trình muốn hoạt động trên máy phải dựa vào bộ nhớ trong, đặc biệt là RAM. Chính vì thế khi mua máy, bạn nên chú ý đến dung lượng RAM, RAM càng lớn thì tốc độ xử lý sẽ càng nhanh, tránh được giật lag.

RAM được chia làm 2 thành phần đó là DRAM và SRAM mỗi loại sẽ có những chức năng khác nhau:

DRAM

DRAM còn được gọi là bộ nhớ động (Dynamic Random Access Memory), dữ liệu ở bộ nhớ này sẽ bị mất dần và sẽ cần được nạp lại theo một chu kỳ nhất định. DRAM cần viết lại nội dung ở ô nhớ của nó mỗi khi đọc và ghi lại dữ liệu, được sử dụng như bộ nhớ chính của máy tính.

SRAM

SRAM được gọi là bộ nhớ tĩnh (Static Random Access Memory), giúp lưu trữ dữ liệu nhanh cho việc khởi động. Khác với DRAM, SRAM sẽ lưu trữ dữ liệu miễn là nguồn điện chưa ngắt, tốc độ xử lý nhanh hơn DRAM và được dùng làm bộ nhớ đệm cho máy tính.

ROM - Read Only Memory

ROM là bộ nhớ với chức năng đọc, đã được nhà sản xuất ghi sẵn và chứa những chương trình giúp máy dễ dàng khởi động, có chứa thông tin bảo mật như BIOS và bo mạch chủ của máy tính.

ROM khác hẳn so với RAM, dữ liệu trong ROM sẽ không bị mất khi tắt máy, có thể đọc mà bạn không thể thay đổi và sửa chữa.

bo-nho-chinh-bo-nho-trong-bao-gom-nhung-gi

PROM: Đây là một loại ROM nó có thể chứa nội dung bộ nhớ rõ ràng, cụ thể, PROM được lập trình duy nhất bằng phương pháp hàn cứng, nên có giá thành rẻ và độ bền lưu trữ khá lớn.

EPROM: Đây là một loại ROM có thể dễ dàng tiến hành xóa dữ liệu với lập trình bằng tia cực tím, có độ bền lưu trữ không cao và giá cũng cao hơn PROM rất nhiều lần.

EEPROM là bộ nhớ được chế tạo bởi công nghệ bán dẫn, có thể xóa và lập trình lại bằng điện.

Cache Memory (Bộ nhớ đệm)

Cache là một thành phần của bộ nhớ trong giúp cho việc lưu trữ dữ liệu, thông tin được sử dụng thường xuyên để bộ vi xử lý truy cập với tốc độ nhanh hơn trong tương lai.

Nhìn chung thì bộ nhớ đệm nằm sẵn trong máy tính, có tác dụng gần như 1 thanh RAM cắm trên mainboard. Bộ nhớ đệm Cache giúp máy tính có thể xử lý nhanh hơn, nhưng nếu người dùng để lâu mà không xóa chúng đi thì sẽ làm gia tăng lượng file rác không cần đến và sẽ làm giảm hiệu suất của máy tính.

bo-nho-chinh-bo-nho-trong-bao-gom-nhung-gi

Tuy không cần thiết và không nên làm quá thường xuyên nhưng thỉnh thoảng bạn cũng cần dọn dẹp bộ nhớ này để tránh đơ máy nhé!

Trên đây là một số thông tin về bộ nhớ chính bộ nhớ trong bao gồm những thành phần nào, mà Techcare đã tổng hợp được, hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Bạn còn những vấn đề nào chưa hiểu hãy bình luận dưới bài viết, Techcare sẽ giải đáp cho bạn trong lần tới nhé!