>>Xem thêm: Phần mềm kiểm tra sửa lỗi bad sector ổ cứng tốt nhất Win 7 Win 10
1. Ổ cứng laptop là gì?
Ổ cứng là nơi dùng để lưu trữ mọi dữ liệu của người sử dụng và cũng là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của laptop và máy tính. Ngay cả khi các bạn tắt máy và không sử dụng thì ổ cứng vẫn làm đúng nhiệm vụ lưu trữ của mình ở trên máy tính.
Ổ cứng có tầm quan trọng đến mức nếu như không có nó thì các bạn chẳng thể thực hiện được tốc độ ghi/đọc dữ liệu, bảo mật mức độ an toàn của dữ liệu hay là duy trì hoạt động ổn định cho máy tính.
Trong những năm đầu phát ra ra thiết bị máy tính thì con người chỉ giao trọng trách cho ổ cứng đó là nghe nhạc, máy ảnh hay là quay phim…Nhưng giờ đây thì xã hội ngày càng phát triển với thời đại công nghệ lên đến đỉnh cao và máy tính đã tối ưu hóa rất nhiều, tiết kiệm được năng lượng cũng như thêm các tính năng giúp ích cho người dùng.
Vậy để giải đáp thắc mắc về câu hỏi liệu ổ cứng laptop có gắn vào máy bàn được không? Thì các bạn hãy tiếp tục theo dõi cấu tạo của ổ đĩa cứng laptop nhé.
2. Cấu tạo của ổ cứng laptop
Ổ cứng laptop được chia ra thành hai loại đó là HDD và SSD và hai loại này có cách thức hoạt động riêng biệt
Ổ HDD hay còn được gọi là ổ đĩa cứng truyền thống và được cấu tạo từ một đĩa tròn làm bằng chất liệu nhôm ( thủy tinh hoặc là gốm). Có động cơ quay để thực hiện đọc /ghi lại dữ liệu và còn có thêm cả bo mạch điện tử kết hợp cùng. Mọi thao tác các bạn thực hiện ở trên máy tính nhanh hoặc chậm đều đa phần phụ thuộc chính vào bộ phận này.
Ổ SSD là ổ cứng thể rắn và được cải thiện hơn nhằm phục vụ cho người sử dụng về tốc độ nhanh chóng cũng như độ an toàn của dữ liệu khi được lưu trữ ở trong máy tính. Việc sử dụng ổ cứng SSD cho máy tính xách tay cũng được khá nhiều những tín đồ công nghệ săn đón do giá SSD ở trên thị trường hiện nay đã mềm hơn so với thời điểm nó ra mắt.
Tham khảo thêm: Tốc độ đọc ghi trung bình của ổ cứng là bao nhiêu
3. Dùng ổ cứng laptop có gắn vào máy bàn được không?
Để trả lời cho câu hỏi này thì người dùng cần biết về đặc điểm, tính năng làm việc của phần ổ cứng laptop và máy tính để bàn khác nhau như thế nào.
Đối với laptop thì ổ cứng có kích thước thông dụng là 2.5 inch còn có các loại đặc biệt chỉ có 1.8 inch nhưng rất hiếm gặp và tốc độ vòng quay thì sẽ thường là 5400rpm. Còn với máy tính để bàn khi khả năng làm việc có hiệu suất cao thì ổ cứng phải có kích thước lên đến 3.5 inch tương đương với tốc độ quay vòng thông thường đó là 7200rpm.
Với những dữ liệu ở trên thì các bạn đã thấy rằng cả hai loại đều không tương thích với nhau thì việc dùng ổ cứng laptop gắn vào máy bàn liệu có được không và giờ đây thì chỉ có thể trả lời là không nên. Điều này các bạn có thể hiểu như sau :
Thứ nhất đó là nói về số vòng quay của laptop hầu hết thì sẽ là 5400rpm còn máy bàn thì toàn dùng 7200rpm chính vì thế một khi bạn lấy ổ cứng laptop với tốc độ là 5400rpm đòi hỏi nó sẽ phải tăng vọt lên thành 7200rpm để có thể đáp ứng được với tốc độ máy bàn. Mà làm việc quá tải thì ổ cứng sẽ rất dễ bị hư hỏng và không đảm bảo được chất lượng ban đầu.
Thứ hai là ổ cứng của máy bàn lại có thiết kế to hơn so với ổ cứng laptop nên việc lắp đặt sẽ khá là khó khăn
Thứ ba khuyến khích các bạn không nên gắn ổ cứng của hai thiết bị này tráo cho nhau vì điện áp của máy bàn là nguồn AC trực tiếp nên khi điện áp có thể tăng lên hoặc xuống là chuyện bình thường. Còn laptop thì dùng chủ yếu nguồn AC sạc vào pin nên có điện áp luôn ổn định nên khi dùng ổ cứng của laptop cho máy để bàn thì thường rất dễ bị sốc điện.
Các bạn tham khảo thêm cách lắp song song 2 ổ cứng ssd và hdd cho Laptop PC
Ở trên là những giải đáp của chúng tôi về câu hỏi liệu dùng ổ cứng laptop có lắp gắn vào máy bàn được không thì cũng đã một phần nào trả lời được thắc mắc của bạn và đã giúp cho các bạn hiểu được giá trị của việc sử dụng thiết bị điện tử cho đúng cách và những linh kiện nên đi với nhau phải thật phức hợp. Laptop và máy bàn được ra đời là nhờ vào nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng và mỗi thiết bị sẽ cung cấp những tiêu chuẩn khác nhau.
Hệ thống Laptop cũ Đà Nẵng Techcare
Website: https://techcare.net.vn