Ngày nay, máy tính cũng dường như là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và công việc của con người. Máy tính được chia thành hai phần là phần cứng và phần mềm. Chính vì vậy bài viết hôm nay, các bạn cùng mình đi tìm hiểu thật kỹ về chủ đề phần cứng máy tính gồm những gì.

1. Phần cứng của máy tính là gì?

Phần cứng hay còn gọi là hardware và là những bộ phận cụ thể của máy tính hoặc hệ thống máy tính như : màn hình, chuột, bàn phím, máy in, vỏ máy tính và những loại dây nối và ổ đĩa cứng… Trong phần cứng máy tính được phân biệt : Loại nhập ( input ) bao gồm những bộ phận thu thập dữ liệu và mệnh lệnh như là bàn phím, chuột,… Loại xuất ( output ) bao gồm những bộ phận trả lời, phát tín hiệu và thực hiện thi lệnh ra bên ngoài như là màn hình, loa, máy in…

2. Phần cứng máy tính gồm những gì?

Trong phần cứng máy tính bao gồm các bộ phận quan trọng như sau :

Bộ xử lý trung tâm ( CPU )

Bộ phận phần cứng máy tính này có trách nhiệm xử lý hầu hết dữ liệu và tác vụ máy tính, điều khiển thiết bị đầu vào cũng như những thiết bị đầu ra. Tốc độ và hiệu suất của CPU là một trong những điểm quan trọng nhất giúp có thể xác định một máy tính có hoạt động tốt hay không?

CPU là một tấm vi mạch rất là nhỏ chứa một tấm wafer silicon bên trong bọc một con chip bằng gốm và gắn vào bảng mạch. Tốc độ của CPU được đo bằng đơn vị hezt (Hz). Một khi giá trị này càng lớn thì CPU hoạt động càng nhanh.

Ram

Ram là một loại bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên và sẽ tạo thành không gian nhớ tạm cho máy tính hoạt động. Khi tắt máy tính thì bộ nhớ Ram cũng sẽ quên hết những dữ liệu đã lưu trước đó. Ram chỉ là nơi tạm thời ghi nhớ những gì cần phải làm để giúp CPU xử lý nhanh hơn. Trong một chiếc máy tính thì bộ nhớ Ram càng nhiều thì máy tính có thể mở được cùng lúc nhiều ứng dụng mà không bị chạm.

Dung lượng của bộ nhớ Ram được đo bằng đơn vị GB. Hầu hết những máy tính có ít nhất 2 - 4GB Ram. Bộ nhớ Tam cũng bao gồm các tấm wafer silicon mỏng, bọc trong chip gốm và được trên bảng mạch. Các bạn tham khảo thêm nên mua ram máy tính của hãng nào tốt nhất 2020

Ổ cứng

Là một phần cứng máy tính khá quan trọng và là nơi lưu trữ hệ điều hành, phần mềm và mọi dữ liệu mà các bạn đã lưu và không bị mất đi khi các bạn tắt máy hay cài đặt lại phần mềm. Dung lượng lưu trữ của ổ cứng được bằng GB và thông thường một ổ cứng có thể chứa 500GB.

Ngoài ra, hiện nay còn có thêm một loại ổ cứng rắn là SSD sử dụng một loại bộ nhớ và dùng những chip nhớ chứ không có phần quay cơ học. Điều này hỗ trợ cho tốc độ đọc/ghi nhanh hơn, hoạt động yên tĩnh và độ tin cậy cao hơn. Tham khảo thêm tốc độ đọc ghi trung bình của ổ cứng là bao nhiêu

Thiết bị đầu vào

Thiết bị đầu vào của máy tính là việc nắm bắt và tập hợp những yếu tố để đưa vào hệ thống để xử lý. Dữ liệu thông tin đầu vào bao gồm 2 loại Tự nhiên : giữ nguyên dạng khi nó phát sinh như tiếng nói, công văn, hình ảnh Có cấu trúc : được cấu trúc hóa với khuôn dạng nhất định như : sổ sách, bảng biếu,..

Màn hình

Là một phần cứng máy tính, màn hình hiển thị có thể được gắn liền hay là đơn vị riêng biệt ( một màn hình với dây nguồn riêng ), một số loại màn hình có thể được tích hợp cảm ứng và điều khiển giống như màn hình điện thoại hay máy tính bảng.

Chất lượng của màn hình được đo bằng độ phân giải. Tỷ lệ khung hình chuẩn của màn hình là 4 : 3 được gọi là màn hình vuông và với tỷ lệ 16 : 9 được gọi là màn hình rộng. Khi rút gọn tỷ lệ độ phận giải ngang ở trên độ phân giải dọc thì các bạn có thể biết ngay mình đang sở hữu màn hình dạng nào. Xem thêm: Làm đồ họa nên dùng màn hình máy tính nào

Ổ đĩa quang

Tất cả các máy tính từ máy tính để bàn cho đến máy tính xách tay đều đi kèm với một ổ đĩa quang. Đây là phần cứng máy tính dùng để đọc và ghi đĩa CD, DVD và Blu-ray. Hiện nay, khi mà sự phát triển công nghệ ngày càng cao hơn và tốc độ truy cập internet nhanh hơn thì hầu hết những dữ liệu, phim ảnh có thể lưu trữ hay cài đặt trên internet ( thuật toán đám mây ) vì thế nên ổ đĩa quang cũng dần không được sử dụng nhiều nữa.

Card mạng

Card mạng được dùng để kết nối internet. Hầu hết những máy tính ngày nay đã được tích hợp ít nhất một card mạng LAN có dây hay không dây ở trên bo mạch chủ để cho các bạn có thể kết nối với bộ định tuyến internet.

Nếu như các bạn dùng card có dây thì bạn phải kết nối cáp mạng từ máy tính tới bộ định tuyến. Nếu bạn dùng card không dây thì máy tính sẽ được kết nối tới bộ định tuyến hoặc là điểm truy cập không dây thông qua sóng radio hay được là wifi. Như vậy, Techcare Đà Nẵng đã giới thiệu cho các bạn phần cứng máy tính gồm những gì và các thông tin hữu ý về phần cứng máy tính. Hệ thống mua bán laptop cũ Đà Nẵng Techcare

Website: https://techcare.net.vn